Mỗi ngày 1 cốc cà gai leo để gan khỏe dáng đẹp ai uống cũng tấm tắc khen hay

Hình ảnh cây cà gai leo

Từ lâu, cà gai leo được biết đến là một vị thuốc dân gian, một loài thảo mộc có tác dụng lớn trong việc giải độc gan, mát gan, chữa viêm gan và giúp làm đẹp da. Vật trà thảo mộc cà gai leo có những lợi ích gì trong hỗ trợ điều trị bệnh về gan, giúp gan khỏe da đẹp, bạn có thể tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Cây cà gai leo là gì?

Cà leo gai còn thường được gọi là cà gai dây, tên khoa học của nó là Solanum procumbens, thuộc họ Solanaceae. Cà gai leo thường được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta.

Cà gai leo thuộc loài cây leo nhỡ, chia thành nhiều cành, cây có chiều dài trung bình từ 60-100cm. Lá cà leo gai có màu xanh, mọc theo hình thức so le. Lá có hình trứng hoặc thuôn dài, mặt dưới là thường có nhiều lông mềm, mặt trên của lá có gái. Cây cà gai leo thường ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 và kết quả trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 12.

Quả cà gai leo mọng, bóng, có màu đỏ, hạt có màu vàng, kích thước 3x2mm. Loại cà gai leo có nhiều gai thì sẽ có nhiều cành xòe rộng ra xung quanh.

Hình ảnh cây cà gai leo

Phân loại cây cà gai leo

Cây cà gai leo được phân chia thành nhiều loại dựa theo màu sắc, theo vùng miền hoặc đặc điểm tính chất. Nếu dựa vào màu sắc thì người ta có thể chia cây cà gai leo thành hai loại là cà gai leo hoa trắng và cà gai leo hoa tím.

Trong ngành công nghiệp dược phẩm thì cà gai leo hoa trắng dây nhỏ thường được sử dụng để chế biến thuốc. Cà gai leo hoa tím dây lớn ít được sử dụng hơn, thường được trồng làm hàng rào.

Nếu phân chia theo vùng miền thì cây cà gai leo được chia thành 2 loại, loại cà gai leo miền Trung có thân màu nâu đất cứng cáp, thân cây khá cằn cỗi. Cà gai leo miền Bắc và miền Nam thì thường có màu xanh, thân cây mập mạp, dễ trồng và chăm sóc hơn. Ngoài ra, người ta có thể phân chia thành 2 loại là cà gai leo khô và cà gai leo tươi.

Trong cây cà gai leo có một số thành phần hóa học quan trọng như acid amin, flavonoid, sterol, saponin, alkaloid… Trong rễ và lá của cây cà gai có nhiều dược tính hỗ trợ cho sức khỏe của con người như Solamnia A, B, glycoalkaloid, dihydro lanosterol, cholesterol… Chính vì thế, cây cà gai được dùng rất nhiều trong việc chữa bệnh.

Có nhiều cách để phân loại cây cà gai leo

Lợi ích của cây cà gai leo

Trong những bộ phận của cây cà gai leo thì rễ và dây thường được sử dụng để làm vị thuốc chữa bệnh. Rễ, cành lá, quả cà gai leo được thu hái quanh năm. Sau khi thu hoạch có thể dùng khi tươi hoặc rửa sạch rồi thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô rồi được dùng để chế biến làm trà thảo mộc cà leo gai hoặc làm thuốc sắc để uống.

Trong đông y, cây cà gai leo là thuốc có vị đắng, hơi có độc, tính ấm. Trong cây cà gai leo có dược tính giúp tiêu độc, giảm đau, cầm máu, giúp tán phong tê thấp.

Cà gai leo có một số công dụng thường gặp như chữa bệnh phong thấp, ho gà, hen suyễn, có thể chữa đau nhức mỏi lưng… Cây cà gai leo còn được dân gian dùng như một bài thuốc trị mụn hiệu quả ngay từ bên trong, nhờ đó giúp làn da của bạn thêm khỏe mạnh và đẹp hơn mỗi ngày.

Cà gai leo có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

Cây cà gai leo trong hỗ trợ điều trị bệnh về gan

Trong y học hiện đại, cây cà gai leo được sử dụng để chiết xuất dịch chiết để sử dụng cho cá sản phẩm chữa bệnh liên quan đến gan. Một trong những lợi ích lớn nhất của cà gai leo được biết đến hiện nay chính là hỗ trợ điều trị bệnh về gan. Trong dân gian, cà gai leo được dùng để trị bệnh gan, giải độc gan, làm mát gan và giúp thanh lọc cơ thể.

Trong y học hiện đại cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng thật sự của cây cà gai leo. Bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa, Bệnh viện Quân y 103 đã từng công bố luận án tiến sẽ về tác dụng của cây cà gai leo trong việc hỗ trợ bước đầu điều trị cho bệnh nhân viêm gan B.

Theo đó, dược chất glycoalcaloid có trong cà gai leo có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị các hoạt động của virus. Có nhiều bệnh nhân sau 3 tháng sử dụng cà gai leo hỗ trợ điều trị mà nồng động virus trong máu đã giảm đi.

Bên cạnh đó, một số hoạt chất quý hiếm có trong cây cà gai leo cũng góp phần vào làm chậm sự phát triển của xơ gan. Trong đó, dược chất glycoalcaloid góp phần làm chậm quá trình xơ gan và giúp cải thiện chức năng gan.

Ngoài ra, cà gai leo khi sắc uống hoặc một số sản phẩm có chứa thành phần chiết xuất từ cà gai leo như trà thảo mộc cà gai leo cũng được nghiên cứu là có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ giải độc gan, giúp làm mát gan, hạ men gan.

Trà thảo mộc cà gai leo giúp thanh lọc cơ thể

Lợi ích bất ngờ của cây cà gai leo

Lợi ích bất ngờ nhất của cây cà gai leo chính là dịch chiết từ loài cây này có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Chúng có thể góp phần vào việc làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào gan, giúp bảo vệ chức năng gan, có tác dụng chống viêm, giúp làm giảm tổn thương do oxy hóa ở gan gây ra. Đã có nghiên cứu chứng minh, dịch chiết từ cây cà gai leo có tác dụng tốt trong việc ứng chế hoạt động của một số tế bào gây ung thư do virus gây ra.

Như vậy có thể thấy rằng, cây cà gai leo có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Loài cây này không chỉ có công dụng với một số bệnh thông thường mà còn là dược liệu quý hỗ trợ cho những người điều trị bệnh về gan. Cây dược liệu cà gai leo đã được y học hiện đại chứng minh có nhiều thành phần quan trọng giúp hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh về gan, giúp giải độc gan, hạ men gan, hỗ trợ trong việc phòng chống ung thư.

Mục nhập này đã được đăng trong Trà. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *